TẠI SAO TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC ĐEO KÍNH MẮT CẬN CỦA NGƯỜI KHÁC

Nhiều người thường có thói quen hoặc hành động theo bản năng là mượn cặp kính mắt cận của người khác để đeo khi hỏi thăm và thử độ cận của họ – liệu có cận tương đương như mình không, mà không hề biết rằng việc này không hề tốt cho sức khỏe đôi mắt của họ.

Mỗi người một đôi kính

Trạng thái chiết quang, hay tình trạng chiết quang của mắt người thường vô cùng phức tạp và khác biệt ở mỗi người, bởi mắt là một cỗ máy cực kỳ tinh vi trong cơ thể người. Ở nhiều người mắc các loại tật khúc xạ khác nhau như cận – viễn – loạn đơn thuần, hay cận – loạn, viễn – loạn… các vấn đề về tán quang của mắt sẽ càng phức tạp hơn.

Như vậy, có thể thấy rằng trạng thái chiết quang của một người là hoàn toàn khác nhau. Để điều chỉnh lại những trạng thái chiết quang không bình thường đó (cận – viễn – loạn  thị, hay lão thị…), làm cho mỗi người đều có thể xem rõ các vật ở bên ngoài một cách thoải mái và mắt không cần phải điều tiết nhiều, thì bác sĩ hoặc người làm nghiệm quang phải nhìn lại dùng phương pháp nghiệm quang chủ quan hoặc khách quan làm nghiệm quang tỉ mỉ cho từng người, căn cứ vào kết quả nghiệm quang khác nhau, mà đề xuất một chiếc kính đặt định riêng cho mỗi người.

Cẩn trọng khi mượn đeo kính của người khác

Chính bởi trạng thái chiết quang không giống nhau, tình trạng mắc tật khúc xạ ở mắt của mỗi người là không giống nhau, nên số của mắt kính cũng khác nhau hoàn toàn. Nếu bạn tuỳ tiện mượn kính của người khác để đeo và nhìn thử, số chiết quang khác nhau sẽ khiến tia sáng song song đi vào trong mắt  không thể tạo ra hình ảnh rõ ràng trên võng mạc, do đó vẫn nhìn không rõ. Trong trường hợp bạn cố gắng để nhìn thì cũng thấy nhưng phải dùng lực điều tiết mạnh nên không duy trì được lâu, thời gian đeo chỉ hơi dài một chút là đã cảm thấy mắt càng đau không thoải mái. Làm như vậy không những không nâng cao được thị lực mà còn làm độ số cận thị tăng lên.

Có người nói, nếu hai người sau khi nghiệm quang có độ số chiết quang giống nhau thì có thể dùng kính của nhau được không? Khi đó còn phải chú ý khoảng cách giữa hai đồng tử (còn gọi là cự li đồng tử – ký hiệu PD)  có giống nhau không rồi mới quyết định. Bởi kích cỡ gương mặt, khoảng cách hai mắt người cũng là một sai số khó có khả năng trùng lặp.

Trung tâm quang học của mắt kính (phần giữa của mắt kính) là bộ phận có lực chiết quang lớn nhất, bộ phin này phải nằm đối ứng với đồng tử, cũng cổ thể nối cự li giữa trung tâm quang học của 2 mắt kính phải bằng cự li giữa hai đồng tử. Nếu cự li giữa 2 đồng tử của 2 người không giống nhau thì đổi kinh cho nhau không thích hợp, nếu đeo lâu sẽ làm mắt mệt mỏi.

Do đó, người có hiện tượng chiết quang không bình thường, mắc tật khúc xạ, dù thuộc dạng hình nào, cũng đều phải đi bệnh viện để chọn một phương pháp nghiệm quang thích hợp, từ đó chọn lấy một chiếc kính hợp với mình, không được tuỳ tiện đeo kính của người khác. Hãy tìm hiểu ngay những vấn đề về cận thị để hiểu rõ hơn về cận thị để tránh bị ảnh hưởng đến đôi mắt của mình.]

Nguồn: sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *